Thứ Ba, 9 tháng 3, 2021

Một số thương hiệu dầu nhớt danh tiếng tại Việt Nam Thứ Ba, 9 tháng 3, 2021

 

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG DẦU NHỚT TẠI VIỆT NAM 
1 : VALVOLINE
Xuất sứ : SING+ ÚC
Thương hiệu : USA
Đơn vị nhập khẩu tại Việt Nam
+ CÔNG TY CỔ PHẦN KHO VẬN MIỀN NAM ­ SOTRANS
+ CÔNG TY TNHH MTV HÓA DẦU NAM MỸ
+ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ ĐẠI THẮNG
+ CÔNG TY CP NHỰA & CƠ KHÍ HẢI PHÒNG
> Vavoline vào Việt Nam được kho vận Sotrans nhập khẩu độc quyền và phân phối, sau một thời gian phát triển thị trường không thành công kho vận sotrans đã bỏ thương hiệu Vavoline và công ty Nam Mỹ tiếp nhận thị trường với 2 dòng bao bì 1L , 4L song song với
công ty Đại Thắng với hàng 18L , 208L tại thị trường Việt Nam. Trong khi đó khu vực phía bắc công ty cp Nhựa ­ CK Hải Phòng
nhập khẩu và cung cấp trong vùng . Với một thương hiệu nhiều đơn vị nhập khẩu như thế Valvoline hầu như không có chính sách
quảng cáo thương hiệu và đầu tư thị trường...
2 : AGIP
Xuất xứ : Italia
Thương hiệu : Italia
Đơn vị nhập khẩu :
+ Công ty TNHH TM&DVTH Hòa Khánh
+ CÔNG TY TNHH KHANG NGUYÊN HIỆP LỰC
> Agip phát triển thị trường Việt Nam được CÔNG TY TNHH KHANG NGUYÊN HIỆP LỰC nhập khẩu sau một thời gian phát triển thị trường không thành công thương hiệu Agip chính thức được chuyển giao cho Công ty TNHH TM&DVTH Hòa Khánh phân phối
độc quyền tại thị trường Việt Nam . Tại thời điểm hiện nay Agip hầu như đang mất khỏi thị trường .
3 : GS Caltex
Xuất sứ : Hàn quốc
Thương hiệu : Hàn Quốc
Đơn vị nhập khẩu
+ Công ty RPM VIỆT NAM
+ CÔNG TY TNHH KHANG NGUYÊN HIỆP LỰC
+ CÔNG TY TNHH GS ĐỒNG NAI
> Sự bùng nổ về thị trương GS tại Việt Nam , thương hiệu không chính thức được ủy quyền độc quyền phân phối độc quyền tại Việt
Nam dẫn đến tình trạng một thương hiệu và rất nhiều công ty nhập khẩu, Sự xung đột quyền lợi về vùng địa lý và giá khác nhau giữa
các nhà nhập khẩu đã gây sự bất ổn trong nội tại nhãn hiệu này tại Việt nam. Tuy vậy, GS là nhãn hiệu đáng tự hào của người đã khai
sinh ra tại Việt nam. Điểm mạnh của GS là các dòng sản phẩm phân khúc DEO cho vận tải đường bộ và đường thuỷ. Mỡ bôi trơn với nhiều đóng gói khác nhau cũng là thế mạnh của GS.
4 : Sk Lubricants ­ ZIC
Xuất sứ : Hàn Quốc
Nhãn hiệu : Hàn Quốc
Đơn vị nhập khẩu :
+ Công ty TNHH Thương mại Công nghệ TEKCOM
+ CÔNG TY TNHH DẦU NHỜN GIA ĐỊNH
> Dầu nhờn ZiC được Công ty TNHH Thương mại Công nghệ TEKCOM nhập khẩu và phân phối độc quyền tại Việt Nam sau những năm phát triển thị trường hầu như không thể chiếm lĩnh toàn bộ thị trường chính vì thế thương hiệu Zic đã được chia sẻ thị trường lại cho CÔNG TY TNHH DẦU NHỜN GIA ĐỊNH phân phối các tỉnh miền trung tây nguyên và phía nam . Với mong muốn phát triển rộng rãi thị thị trường Việt Nam trong thời gian tới sẽ là câu hỏi lớn trong giai đoạn tiếp theo.
5 : Total Lubricants
Xuất sứ : Sing ­ Việt Nam
Thương hiệu : Pháp
+ Đơn vị sản xuất
+ Total Việt Nam
> Có mặt tại Việt Nam từ những năm 1990, Total Marketing & Services Việt Nam hiện có hơn 800 nhân viên, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực khí hóa lỏng (LPG), dầu nhờn và xăng dầu. Điểm nhấn quan trọng như là một bước ngoạt đối với Total sau khi mua lại hệ thống nhà máy và hệ thống khách hàng từ Mobil, 2014 Total chính thức chuyển đổi hệ thống và thanh lý toàn bộ sản phẩm mobil tại trường Việt Nam, tới thời điểm hiện nay Total phát triển thị trường thông qua các tổng đại lý và NPP các khu vực. ...

6 : Catrol­ BP
Xuất sứ : Việt Nam
Thương hiệu : Anh Quốc
Đơn vị sản xuất :
+ Công ty TNHH Castrol BP Petco
> Tại Việt Nam, dầu nhờn BP và Castrol được xem như hai nhãn hiệu dẫn đầu và chiếm thị phần rất lớn, đặc biệt là trong ngành dầu
nhờn xe máy và dầu nhờn dành cho các ngành sản xuất công nghiệp và vận tải. Cuối năm 2014 Castrol BP thay đổi mẫu mã bao bì và chính thức chuyển đổi các dòng sản phẩm BP sang Castrol. Sự thay đổi này trong thời gian tới như thế nào? khi BP chính thức không tung ra thị trường nữa . ..
7 : Shell
Xuất sứ : Việt Nam
Thương hiệu : Hà Lan
Đơn vị sản xuất
+ Công ty TNHH Shell Việt Nam
> Hiện nay, tại Việt Nam, Shell đang hoạt động với pháp nhân công ty TNHH Shell Việt Nam, chuyên sản xuất và kinh doanh các dòng
sản phẩm dầu nhớt cao cấp cho ô tô, xe máy, và các loại động cơ. Shell tiếp tục theo đuổi tham vọng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, một thị trường đang lên với hơn 86 triệu dân và nhu cầu năng lượng ngày một tăng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Với tiềm lực của công ty mẹ là Royal Dutch Shell và tiềm năng của Việt Nam, Shell Việt Nam đang nỗ lực hiện thực hóa các cơ hội đầu tư, phát triển thị trường và kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực thuộc dầu khí và năng lượng. Sau khi Shell ga chính thức rút khỏi thị trường Việt Nam tập trung cho Shell nhớt và Shell đã cơ cấu tại thị trường . Nếu như trước đây shell quản lý và tuyển nhà phân phối thì hiện nay shell thông qua các tổng thầu để quản lý các khu vực .
8 : DOBA PETRO
Xuất sứ : Liên doanh
Đơn vị nhập khẩu :
+ CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU HÓA DẦU ĐÔNG BẮC
> DOBA PETRO là một cái tên đáng tin cậy đã giành được sự tôn trọng trên toàn thế giới nhiều năm qua. Chắc chắn, tiếp tục xây dựng và nâng cao danh tiếng trong nhiều năm tới. Tại Việt Nam 2018 đánh dấu sự phát triển cũng như triển khai phát triển thị trường tập trung vào các sản phẩm dầu nhớt công nghiệp & vận tải dân dụng ..
9 : Caltex
Xuất sứ : Việt Nam
Thương hiệu : Mỹ
Đơn vị sản xuất :
+ Công ty TNHH Dầu nhờn Chevron Việt Nam
> Đã có thời điểm trước 2010, Chevron(Caltex) là thương hiệu lớn, được ưa thích, đặc biệt là khu vực phía bắc Việt nam với 7% thị
phần (2009). Nhưng sau khi có sự rút lui của Chevron upstream (thăm dò/khai thác) năm 2008 thì Chevron dần dần bán các tài sản tại Việt nam như Bitume, LPG, nhưng mảng dầu nhớt không bán mà thu hẹp vì vị trí nhà máy tại Hải phòng có vẻ bất lợi so với
BP/Castrol, Shell, Total ở phía nam. Năm 2014, Chevron đã cố giắng trở lại là một nhãn hiệu được phổ biến tại Việt nam bằng nổ lực xây dựng mới hệ thống phân phối và hổ trợ phát triển hệ thống này. Chevron quyết tâm đầu tư vào phân khúc HDEO bằng hợp đồng với nhãn hiệu Thaco (Trường Hải – Nhà lắp ráp xe hơi và tải hàng đầu tại Việt nam). Chevron cũng cố giắng cạnh tranh trực tiếp với Castrol trong các chương trình tài trợ garages/retail,..tại các thành phố lớn. Sự sụt giảm của ngành vận tải biển Việt nam cũng làm mất đi một sản lượng đáng kể trong phân khúc marine oil nổi tiếng một thời của Caltex/Chevron.
10 : Saigon petrol
Xuất sứ : Việt Nam
Thương Hiệu : Sing ­ Việt Nam
Đơn vị sản xuất :
+ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DẦU KHÍ TP.HCM
> Không phải AP­Singapore lớn mà chính là SaigonPetrol là một thương hiệu lớn với hạ tầng kỹ thuật và nguồn lực tài chính mạnh của Sài gòn sau khi chia tay liên doanh với Castrol năm 2008. AP/SP không định hình được với chiến lược:”thương hiệu quốc tế” trong khi sản xuất tại Việt Nam và sự kiểm soát kỹ thuật và nguồn cung từ AP. AP/SP không có thế mạnh trong dòng sản phẩm nào cả, nhưng có cố giắng xây dựng và hình thành một mạng phân phối trung thành ở phía nam. AP/SP được báo cáo có xuất khẩu một số sản phẩm nhãn hiệu Sing Oil sang các nước Đông Dương và Miến Điện.
11 : MIPEC
Xuất sứ : Việt Nam
Thương hiệu : Việt Nam
Đơn vị sản xuất :
+ Công Ty CP Hoá Dầu Quân Đội
> Mipec là một minh chứng cho kiểu đầu tư không chuyên, và là quan điểm không phải có tiền là có thể làm dầu nhớt thành công.
Trước năm 2014, Mipec đầu tư khá nhiều vào nhãn hiệu trên toàn quốc, thế nhưng, sự đầu tư không dài hơi, thiếu quản lý đã gánh
những khoản thua lỗ. Năm 2013, Mipec chính thức rút khỏi thị trường dầu nhớt phía Nam. Năm 2014, Mipec cũng thu hẹp hoạt độngtại phía Bắc. Mipec không còn là một nhãn hiệu hoạt động thương mại tìm kiếm lợi nhuận ngoài thị trường, nhưng Mipec vẫn tồn tại với các hợp đồng gia công OEM phục vụ cho quân đội Việt nam. Hàng năm Mipec cung cấp gần 10 ngàn tấn sản phẩm và được gia công tại Shell, Total. Đó là nguyên nhân hiện nay vẫn tồn tại một thị trường dầu nhớt danh tiếng nhưng giá rất rẻ. Các hãng Shell, Total vẫn biết có hiện tượng này nhưng vẫn làm ngơ vì sợ mất “sản lượng để báo cáo” trong khi đó đây chính là một phần huỷ hoại thị trường của Shell và Total nhất là các tỉnh miền Trung và phía Nam.
12 : PLC
Xuất sứ : Việt Nam
Thương hiệu : Việt Nam
Đơn vị sản xuất :
+ Công ty CP Hóa dầu Petrolimex
> Năm 2014, PLC báo cáo sản lượng tiêu thụ 55 ngàn Tấn sản phẩm, lợi nhuận ròng (sau thuế) khoảng 8.5 triệu USD (Theo bảng cáo bạch, PLC là một doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán). Thế mạnh của PLC là các quan hệ với các công ty có nguồn gốc “quốc doanh” và hệ thống hơn 2.000 cây xăng bán lẻ trên toàn quốc. PLC vẫn có ưu thế trong các dòng dầu nhớt động cơ CC/SC, CD…nhưng PLC cũng đã mạnh dạn đầu tư nhiều cho thương hiệu dầu nhớt cao cấp với dòng CI­4, SM cho động cơ. PLC thật sự được ưa chuộng tại miền Trung, Tây nguyên và phía Bắc với phân khúc MCO. Thương hiệu ELF Lubmarine đã được chuyển giao lại cho Total, tuy vậy, Lubmarine vẫn được sản xuất và kinh doanh tại PLC cũng chiếm một thị phần đáng kể trong phân khúc marine (dầu hàng hải) tại Việt nam. Từ khi Castrol rút lui khỏi phân khúc Dầu Biến thế (Transformer Oil) thì PLC nổi lên là nhà nhập khẩu và kinh doanh dầu biến thế lớn nhất. PLC thừa hưởng tất cả các thế mạnh để làm một thương hiệu mạnh: kỹ thuật từ BP Petco., hạ tầng kỹ thuật 2 nhà máy tại Phía Bắc và Nam (Shell trước 1975), tài chính mạnh, hệ thống bán lẻ với 5.000 điểm trên toàn quốc. Thế nhưng là một công ty có nguồn gốc quốc doanh được cổ phần hoá, ngân sách đầu tư cho marketing chưa tương xứng với tiềm năng đó, nhưng dù sao PLC cũng là một ngôi sao sáng trong bối cảnh “đất chật, người đông”.
Nguồn : VNLAS - Hiệp hội dầu nhớt

Đang xem: "Một số thương hiệu dầu nhớt danh tiếng tại Việt Nam"